Đánh giá tác động trong thực tiễn của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp năm 2024 đối với ngành năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ
1. Tổng quan:
Các biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp (AD/CVD) năm 2024 tác động như thế nào trong thực tiễn ngành quang điện của Hoa Kỳ? Các diễn biến trong thực tiễn có thể thúc đẩy thay đổi chính sách về PVTM đối với các mặt hàng liên quan trong tương lai hay không?
Ngành quang điện (điện năng lượng mặt trời) (sau đây gọi tắt là PV- solar photovoltaic) của Hoa Kỳ đang có nhu cầu phát triển mạnh để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng từ dựa vào nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Để đạt được mục tiêu đó, cần duy trì tăng trưởng về khối lượng lắp đặt các cơ sở sản xuất tế bào quang điện và mô-đun, và qua đó giúp tăng gấp năm lần sản lượng sản xuất điện quang.
Các mô phỏng kinh tế lượng cho thấy Hoa Kỳ phải đạt 500 GW công suất lắp đặt PV tích lũy vào năm 2030 để đạt được mục tiêu của chính phủ là giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào thời điểm đó. Công suất sản xuất mô-đun của Hoa Kỳ sẽ phải tăng nhanh hơn, trong khi thời gian lắp đặt cũng kéo dài hơn do o các yêu cầu nghiêm ngặt trong cấp phép. Trong thời gian đó, bất kỳ biến động nào về chi phí, do giá cả thị trường hoặc do thuế quan, đều ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư và chi phí sẽ được kết chuyển thành giá bán cho người tiêu dùng hoặc khoản bù giá mà Chính phủ phải chi trả (nếu có).
Tuy nhiên, ngành PV của Hoa Kỳ phải đối mặt với một loạt các rào cản thương mại đang làm tăng chi phí cho người mua tế bào quang điện (solar cell) và mô-đun của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến các nhà sản xuất điện quang trong nước.
- Các biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) có thể tác động tiêu cực đến thị trường PV của Hoa Kỳ vì các nhà máy sản xuất mô-đun trong nước cần nhập khẩu tế bào quang điện (solar cell) và hoặc mô-đun.
- Thuế suất mới cũng có thể làm tăng chi phí 10 ¢/W đối với các mô-đun sản xuất trong nước và 15 ¢/W đối với hàng nhập khẩu và do đó có tác động kinh tế đáng kể đối với các ự án.
- Hoa Kỳ có thể không tạo đủ công suất tế bào quang điện silicon tinh thể (c-Si) để hỗ trợ lắp ráp mô-đun trong nước, đòi hỏi phải tiếp tục sử dụng hàng nhập khẩu để duy trì các nhà máy sản.
Tế bào quang điện (tiếng Anh: Solar Cell) hay còn được gọi là cell pin mặt trời. Thiết bị điện này được làm từ chất liệu silicon tinh thể, với những đường dẫn kim loại trên bề mặt. Khi các electron sinh ra bởi hiệu ứng quang điện sẽ được đường dẫn này thu thập và biến đổi quang năng thành điện năng
Biểu đồ 1: Công suất cell/module màng mỏng & c-Si so với lắp đặt PV (đvt: GW)
Nguồn: Hội đồng Hoa Kỳ về năng lượng tái tạo
- Tình hình chung về nhập khẩu pin năng lượng mặt trời từ các nguồn trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ
Tổng kim ngạch nhập khẩu pin năng lượng mặt trời vào Hoa Kỳ đạt 22,03 tỷ USD vào năm 2020 và vẫn tăng trưởng đều ở mức 8,01% vào năm 2021 bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Sang năm 2022, trị giá nhập khẩu mặt hàng này tăng đến 19,3% và đạt 26,68 tỷ USD. Mặc dù vào tháng 2/2022 Hoa Kỳ đã ra quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ cho mặt hàng này đối với Việt Nam và nhiều quốc gia khác, tuy nhiên trị giá nhập khẩu pin năng lượng mặt trời vẫn có mức tăng trưởng cao đạt 23,89%, giúp cho tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này chạm mốc cao nhất vào năm 2023 lên đến hơn 39 tỷ USD.
Tổng giá trị nhập khẩu pin năng lượng mặt trời sang thị trường Hoa Kỳ từ 2020 đến 2023
Đơn vị: USD
Nguồn: IHS Markit
Bốn quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Campuchia chiếm đến 32,45% tổng trị giá nhập khẩu pin năng lượng mặt trời vào Hoa Kỳ và tiếp tục tăng lên 41,67% vào năm 2023. Mặc dù phải cạnh tranh với quốc gia lớn và có vị trí địa lý thuận lợi như Mê-hi-cô nhưng năm 2023 Việt Nam vươn lên vị trí số một về xuất khẩu mặt hàng pin năng lượng mặt trời sang thị trường Hoa Kỳ. Hầu hết các thị trường chính xuất khẩu pin năng lượng mặt trời sang Hoa Kỳ đều có xu hướng gia tăng về giá trị xuất khẩu trừ Trung Quốc và Nhật Bản có sự sụt giảm, trong đó trị giá xuất khẩu của Trung Quốc giảm đến 23,05% so với cùng kỳ năm trước đó xuống còn 2,45 tỷ USD trong năm 2023, đánh mất vị trí thứ 3 vào tay Thái Lan. Ấn Độ là quốc gia có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất về trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên đến 77,84%, tiếp sau đó là Campuchia và Thái Lan. Ấn Độ và Campuchia có mức tăng vọt từ 481 triệu USD và 770 triệu USD lên 2,17 tỷ USD và 2,38 tỷ USD trong năm 2023 trong khi Thái Lan lần đầu chạm mốc 4,46 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng pin năng lượng mặt trời. Mê-hi-cô chỉ có mức tăng nhẹ 4,57% về trị giá xuất khẩu pin năng lượng mặt trời và qua đó đánh mất vị trí số một vào tay Việt Nam khi thị trường này tăng đến gần 25% trị giá xuất khẩu vào năm 2023, đạt 5,67 tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay.
Các ngồn cung ứng chính vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022 & 2023
Đơn vị: USD
Nguồn cung ứng vào Hoa Kỳ |
Trị giá NK năm 2022 |
Trị giá NK năm 2023 |
Thị phần năm 2022 |
Thị phần năm 2023 |
2022 so với 2023 |
Tổng NK vào Hoa Kỳ |
29.685.818.469 |
39.005.409.016 |
23,89 |
||
Việt Nam |
4.257.189.755 |
5.675.663.252 |
14,34 |
14,55 |
24,99 |
Mê-hi-cô |
4.564.178.728 |
4.782.646.589 |
15,37 |
12,26 |
4,57 |
Thái Lan |
1.957.722.628 |
4.460.286.056 |
6,59 |
11,44 |
56,11 |
Ma-lai-xi-a |
2.646.076.766 |
3.737.087.434 |
8,91 |
9,58 |
29,19 |
Hàn Quốc |
1.864.983.339 |
1.985.705.834 |
6,28 |
5,09 |
6,08 |
Trung Quốc |
3.024.784.235 |
2.458.156.359 |
10,19 |
6,30 |
-23,05 |
Ấn Độ |
481.264.093 |
2.171.612.964 |
1,62 |
5,57 |
77,84 |
Nhật Bản |
2.173.588.833 |
2.100.083.861 |
7,32 |
5,38 |
-3,50 |
Campuchia |
770.651.979 |
2.381.146.142 |
2,60 |
6,10 |
67,64 |
Đức |
1.245.983.463 |
1.710.994.334 |
4,20 |
4,39 |
27,18 |
Đài Loan |
1.204.420.858 |
1.412.692.468 |
4,06 |
3,62 |
14,74 |
Nguồn: IHS Markit
Tình hình xuất khẩu pin năng lượng mặt trời sang Hoa Kỳ 3 tháng đầu năm 2024 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tốt đối với các quốc gia đến từ Đông Nam Á, duy chỉ có Campuchia là có sự sụt giảm lên đến 27,34% về trị giá xuất khẩu. Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu pin năng lượng mặt trời sang Hoa Kỳ lên đến 1,82 tỷ USD trong khi Thái Lan và Ma-lai-xi-a có mức tăng trưởng lần lượt là 14,34% và 16,24%. Nhiều thị trường lớn xuất khẩu pin năng lượng mặt trời sang Hoa Kỳ có sự suy giảm về giá trị xuất khẩu, trong đó có Hàn Quốc giảm mạnh lên đến hơn 102% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ cũng ghi nhận mức sụt giảm lên đến 44,1% trong khi các thị trường khác từ Châu Á và Châu Âu có mức suy giảm từ 5,08% đến 15,88%.
Bảng 2: Các ngồn cung ứng chính vào thị trường Hoa Kỳ Q1/2023 & Q1/2024
Đơn vị: USD
Nguồn cung ứng vào Hoa Kỳ |
Trị giá NK năm Q1/2023 |
Trị giá NK năm Q1/2024 |
Q1/2024 so với Q1/2023 |
Tổng NK vào Hoa Kỳ |
9.617.346.624 |
9.320.307.128 |
-3,19 |
Việt Nam |
1.424.896.009 |
1.823.869.273 |
21,88 |
Mê-hi-cô |
1.239.283.258 |
1.134.334.376 |
-9,25 |
Thái Lan |
1.011.755.030 |
1.181.137.938 |
14,34 |
Ma-lai-xi-a |
799.960.426 |
955.068.624 |
16,24 |
Hàn Quốc |
648.988.181 |
320.644.555 |
-102,40 |
Trung Quốc |
615.884.539 |
586.119.299 |
-5,08 |
Ấn Độ |
560.952.530 |
389.106.755 |
-44,16 |
Nhật Bản |
517.795.343 |
538.681.494 |
3,88 |
Campuchia |
500.245.549 |
392.856.889 |
-27,34 |
Đức |
423.299.483 |
365.306.497 |
-15,88 |
Đài Loan |
283.813.667 |
263.163.692 |
-7,85 |
Nguồn: IHS Markit
Về thị phần có thể thấy sự thay đổi không quá đáng kể khi Việt Nam vẫn giữ vị trí số một với thị phần lên đến 19,57% vào quý 1 năm 2024. Bên cạnh đó, Thái Lan vươn lên vị trí thứ hai với thị phần là 12,67% trong 3 tháng đầu năm nay. Các thị trường còn lại không có quá nhiều sự thay đổi về thị phần, chí có Hàn Quốc ghi nhận sự sụt giảm đáng kể xuống còn 3,44% tổng kim ngạch nhập khẩu pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ.
Nguồn: IHS Markit
Ngày 01 tháng 10 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời (thuộc các mã HS 8501.61.0000, 8507.20.80, 8541.42.0010, và 8541.43.0010) nhập khẩu từ Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Vụ việc này đã được DOC khởi xướng điều tra từ ngày 14 tháng 5 năm 2024 theo yêu cầu của Liên minh Ủy ban thương mại sản xuất pin năng lượng mặt trời Hoa Kỳ.
Trong vụ việc này, DOC đã lựa chọn 02 bị đơn bắt buộc là Công ty TNHH JA Solar và Công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật năng lượng mặt trời Boviet.
Mức thuế trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam được xác định theo 04 mức khác nhau bao gồm:
+ Công ty Boviet Solar Technology Co., Ltd: 0.81% (đạt mức tối thiểu De minimis và coi như mức thuế là 0%).
+ Công ty TNHH JA Solar Việt Nam và các công ty thành viên (Công ty TNHH JA Solar PV Việt Nam, Công ty TNHH JA Solar NE Việt Nam): 2.85%.
+ 04 công ty gồm: Công ty GEP New Energy Limited Company, HT Solar Vietnam Limited Company, Shengtian New Energy Vina Co., Ltd và Vietnam Green Energy Commercial Services Company Ltd: 292.61% (mức thuế được tính toán trên thông tin sẵn có bất lợi, do các công ty này không trả lời Bản câu hỏi Lượng và Giá trị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nên bị kết luận không hợp tác).
+ Các công ty còn lại: 2.85% (tính theo mức của công ty JA solar).
DOC đã xác định có tình trạng nhập khẩu ồ ạt sản phẩm bị điều tra trong vụ việc này sau khi vụ việc được khởi xướng. DOC đã so sánh lượng nhập khẩu trong 02 giai đoạn: trước khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (01/2024 – 04/2024) và sau khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (05/2024 – 08/2024) và thấy rằng có sự gia tăng nhập khẩu ít nhất 15%. Vì vậy, DOC sẽ áp dụng hồi tố thuế sơ bộ trong vòng 90 ngày trước ngày Kết luận sơ bộ hoặc kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra được ban hành đối với 04 công ty không hợp tác nêu trên và các công ty còn lại (ngoại trừ 02 công ty bị đơn bắt buộc).
Hiện nay, nguyên đơn Hoa Kỳ đã đề xuất DOC điều tra thêm 06 chương trình cáo buộc mới liên quan đến trợ cấp xuyên quốc gia với mong muốn áp thêm thuế trợ cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:
(1) Trung Quốc cung cấp tấm Wafer Silicon với giá thấp hơn giá thông thường cho các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam;
(2) Tín dụng xuất khẩu;
(3) Trung Quốc cung cấp keo bạc/nhựa bạc với giá thấp hơn giá thông thường cho các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam;
(4) Trung Quốc cung cấp tấm kính kiểm soát mặt trời với giá thấp hơn giá thông thường cho các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam;
(5) Trung Quốc cung cấp khung nhôm năng lượng mặt trời với giá thấp hơn giá thông thường cho các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam;
(6) Trung Quốc cung cấp hộp nối với giá thấp hơn giá thông thường cho các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam.
Theo quy trình điều tra, sau khi có kết luận sơ bộ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn có thể điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới, đồng thời sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam để xác minh thông tin đã cung cấp (dự kiến tháng 12 năm 2024). Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung, hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để có thể giữ đươc kết quả sơ bộ đến giai đoạn cuối cùng của vụ việc. Ngoài ra, DOC cũng cho phép các bên nộp bình luận và phản biện dưới dạng case brief và rebuttal brief đối với các thông tin trong vụ việc. Thời hạn để nộp case brief trong vòng 07 ngày kể từ ngày báo cáo thẩm tra của DOC được ban hành và đối với rebuttal brief là 05 ngày sau đó. DOC cũng cho phép các bên gửi bình luận đối với phạm vi sản phẩm trong Kết luận sơ bộ. Tiếp đó, DOC có thể sẽ tổ chức một Phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ nếu có đề nghị của các bên và sau đó sẽ ban hành Kết luận cuối cùng. Dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ ban hành kết luận cuối cùng về trợ cấp vào ngày 10/02/2025. Đối với điều tra chống bán phá giá, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã gia hạn ban hành kết luận sợ bộ đến ngày 08/10/2024 và dự kiến ban hành Kết luận cuối cùng đồng thời với điều tra chống trợ cấp - tức ngày 10/02/2025.
2. Phân tích sâu tác động của thuế quan và các biện pháp PVTM đối với ngành quang điện Hoa Kỳ trong thực tiễn
2.1. Tổng quan ngành điện quang Hoa Kỳ:
Ngành quang điện của Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu và khối lượng lắp đặt mới trên các phân khúc sử dụng cuối và chuỗi cung ứng sản xuất quang điện, qua đó hỗ trợ tạo việc làm trong nhiều lĩnh vực, với việc lắp đặt, phát triển dự án và các dịch vụ phụ trợ cho ngành chiếm gần 90% tổng số cơ hội việc làm trong ngành năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ.
Các cơ sở sản xuất quang điện quy mô lớn chiếm khoảng 70% thị trường quang điện của Hoa Kỳ.
Biểu đồ 2: Các phân khúc thị trường quan điện của Hoa Kỳ chia theo (nhà máy điện, cơ sở công nghiệp và thương mại, cộng đồng và hộ gia đình)
Đvt: GWDc
Nguồn: Hội đồng Hoa Kỳ về năng lượng tái tạo
Ghi chú: (1) Utility: Điện sản xuất bởi nhà máy điện. (2) Năng lượng mặt trời từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại nhưng không phải là nhà máy điện (3) Community: Nặng lượng mặt trời từ các công trình công cộng và (4) Residential: Năng lượng mặt trời từ các hộ gia đình
Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) là một văn bản luật quan trọng hỗ trợ ngành PV Hoa Kỳ, với những tác động tích cực đến cả phía cung và phía cầu của ngành.
Các động lực phía cầu bao gồm việc gia hạn tín dụng đầu tư, Tín dụng sản xuất và các khoản bổ sung tín dụng như Cộng đồng năng lượng và Tiền thưởng cho sản xuất nội địa.
Đạo luật Giảm lạm phát trong đó có lạm phát giá năng lượng đã thay đổi triển vọng sản xuất PV trong nước, với các thông báo về việc bổ sung công suất tại Hoa Kỳ vượt quá 130 GW cho các mô-đun PV và 85 GW cho các tế bào quang điện.
Trong bối cảnh Silic tinh thể vẫn là công nghệ sản xuất quang điện chủ yếu được sử dụng trên toàn thế giới, các sản phẩm silicon tinh thể nhập khẩu góp phần đáng kể vào khả năng tăng cường lắp đặt PV hàng năm của Hoa Kỳ và sẽ vẫn là công nghệ phổ biến nhất trong ngành PV của Hoa Kỳ.
Biểu đồ 3: Quy mô các cơ sở sản xuất điện quang theo công nghệ mô-đun (GWac)
Nguồn: Clean Energy Associates
Tuy nhiên, thuế quan của Hoa Kỳ áp dụng với các tế bào quang điện nhập khẩu có thể làm tăng chi phí cho các cơ sở lắp đặt và các nhà máy quang điện mới của Hoa Kỳ, ảnh hưởng việc làm và phúc lợi trong các lĩnh vực triển khai và sản xuất của ngành quang điện.
Thực vậy, theo số liệu của Hội đồng Hoa Kỳ về năng lượng tái tạo, 87% lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, hay gần 230.000 công nhân, đang tham gia lắp đặt, phát triển hoặc hỗ trợ các dự án điện quang. Nhiều công việc triển khai có liên kết với công đoàn để đáp ứng các yêu cầu về mức lương hiện hành trong IRA và/hoặc sử dụng các chương trình học nghề.
2.2. Tác động của thuế quan và các biện pháp phòng vệ thương mại:
Thị trường điện quang của Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những trở ngại vì thiếu nguồn cung đầu vào với chi phí hợp lý khi thuế quan áp dụng theo các biện pháp PVTM khiến giá nhập khẩu các hàng hóa này gia tăng.
Thực tế là trong những năm gần đây, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ bị tác động bởi số lượng lớn các chính sách thương mại làm tăng chi phí sản xuất mà phần lớn trong số đó sẽ được chuyển thành mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng của Hoa Kỳ phải trả.
Các rào cản thương mại bao gồm các hạn chế từ phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật) đến thuế quan đang ảnh hưởng đến các tế bào điện quang, mô-đun và các đầu vào quan trọng khác cho các hàng hóa này khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Ngoài ra, các quyết định áp thuế chống lẩn tránh các biện pháp PVTM đã mở rộng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp vốn áp dụng lên các mặt hàng của Trung Quốc ra phạm vi rộng hơn là với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Đông Nam Á, hạn chế khối lượng tế bào quang điện và các mô-đun vào Hoa Kỳ.
• Thuế quan theo Mục 301 được thiết lập ở mức 25% đến 50% đối với nhiều thành phần sản xuất PV làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ do tăng thuế suất đối với nhiều vật liệu và mô-đun.
• Thuế quan theo Mục 201 được áp dụng trở lại đối với các mặt hàng nhập khẩu mô-đun hai mặt, làm tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu nhóm hàng này vào Hoa Kỳ hơn 14%.
• Thuế chống lẩn tránh các biện pháp PVTM là kết quả của một vụ kiện thương mại riêng biệt từ cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện tại. Lệnh chống lẩn tránh biện pháp PVTM của Hoa Kỳ đã mở rộng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp vốn áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang cho hàng nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, đây là kết quả của cuộc điều tra chống lách luật kết thúc vào tháng 9 năm 2023.
Biểu đồ 4: Các rào cản thuế quan và PVTM của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu pin mặt trời vào Hoa Kỳ (%)
Nguồn: Clean Energy Associate
Theo các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện quang, trong khi Hoa Kỳ đang tích cực xây dựng năng lực sản xuất mô-đun cần thiết để hỗ trợ nhu cầu lắp đặt các cơ sở sản xuất điện năng lượng mặt trời của mình, thì thuế suất và các biện pháp PVTM đối với nhóm hàng đầu vào có thể làm tăng chi phí đáng kể cho các dự án lắp đặt sản xuất điện quan ở nước này.
Hoa Kỳ sẽ cần nhập khẩu tới 41 GW cell và/hoặc mô-đun để đáp ứng các dự án lắp đặt cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ cho đến khi Mục 201 hết hạn vào tháng 2 năm 2026; việc nhập khẩu tế bào quang điện với giá cao sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho người mua.
Thuế có thể tạo ra tình huống mà người mua và nhà cung cấp tế bào quang điện (cell) không muốn chịu rủi ro về chi phí do thuế và các giao dịch sẽ dừng lại hoặc chuyển hướng sang các thị trường khác có chi phí cao hơn.
Giao dịch giảm xuống đồng nghĩa với việc nguồn cung đầu cell/mô-đun cho các nhà máy năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ giảm, hạn chế việc mở rộng công suất năng lượng tái tạo.
Giá mô-đun của Hoa Kỳ chênh lệch với phần còn lại của thế giới do chính sách thương mại. Sự chênh lệch giá bắt nguồn từ vụ kiện để áp dụng các biện pháp AD/CVD năm 2012 hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc.
Bảng dưới đây đánh giá các tác động của các biện pháp hạn chế thương mại theo các mốc thời gian:
Năm |
Biện pháp hạn chế thương mại |
Hệ quả |
2011 |
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng cuộc điều tra AD/CVD đối với việc nhập khẩu pin và mô-đun năng lượng mặt trời từ Trung Quốc. |
Giá mô-đun do mà các nhà sản xuất điện quang mặt trời tại Hoa Kỳ phải chi trả và giá mô-đun trung bình toàn cầu bắt đầu chênh lệch đáng kể vì người mua Hoa Kỳ phải trả thêm thuế cho các mô-đun nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc chuyển hoạt động mua sắm sang các quốc gia khác có chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển cao hơn.
|
2012 |
Phán quyết cuối cùng phát hiện hành vi bán phá giá và trợ cấp, áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 0% đến 239% và thuế đối kháng từ 3% đến 542%. |
|
2014 |
Một vụ kiện chống bán phá giá khác đã được khởi xướng đối với hàng nhập khẩu từ Đài Loan vào năm 2014. |
|
2023 |
Thuế chống lẩn tránh các biện pháp PVTM khiến người mua ở Hoa Kỳ phải trả mức thuế AD/CVD như áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đối với các cell và mô-đun nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, trừ khi nhà cung cấp có thể tuân thủ các yêu cầu chống lẩn tránh biện pháp PVTM đang áp dụng. Có ba nhà cung cấp được miễn áp dụng các biện pháp này, nhưng tất cả các nhà cung cấp khác phải sử dụng tấm bán dẫn không phải của Trung Quốc hoặc đảm bảo không quá hai vật liệu cụ thể có nguồn gốc từ Trung Quốc.
|
Các nhà sản xuất xuất khẩu ngoài Trung Quốc không được sử dụng quá hai vật liệu cụ thể (bột bạc, kính, tấm lót, khung, EVA và hộp nối) từ Trung Quốc nếu không muốn bị áp dụng thuế chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Điều này làm phức tạp quá trình sản xuất khi các nhà sản xuất phải tìm kiếm nguồn cung ứng từ các nguồn khác và kết quả cuối cùng là làm tăng giá thành sản phẩm. |
|
Mức thuế quan theo Mục 301 Các doanh nghiệp điện quang của Hoa Kỳ phải trả thuế cao hơn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất |
Các nhà cung cấp của Hoa Kỳ cạnh tranh với các nhà sản xuất Đông Nam Á để đảm bảo nguồn nguyên liệu không đến từ Trung Quốc: Theo đó, người mua của Hoa Kỳ muốn tránh thuế quan trực tiếp áp dụng với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi các nhà cung cấp Đông Nam Á muốn tránh thuế chống lẩn tránh các biện pháp PVTM của Hoa Kỳ. |
Tác động của các đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp thương mại của Hoa Kỳ, bao gồm các cuộc điều tra AD/CVD trước đây, đã hạn chế nguồn cung cấp các mô-đun có sẵn cho thị trường Hoa Kỳ, dẫn đến giá cao hơn thị trường đối với các nhà phát triển/lắp đặt hệ thống của Hoa Kỳ.
Ví dụ gần đây nhất, cuộc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM năm 2022 dựa trên khiếu nại do công ty Auxin đệ trình, là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế nguồn cung mô-đun điện quang vào năm 2022 và 2023, làm tăng giá mô-đun gần 60% so với một năm trước đó và dẫn đến sự sụt giảm hàng năm về tổng khối lượng lắp đặt năng lượng mặt trời.
Cuộc điều tra AD/CVD năm 2024 mới được công bố vào tháng 4 năm 2024 càng làm tăng sự không chắc chắn ể trên thị trường Hoa Kỳ; nếu vụ việc tiếp tục, theo tính toán của Clean Energy Associates, có thể dẫn đến nguồn cung bị hạn chế đáng kể và chi phí mô-đun cao hơn ước tính 10 ¢/W đối với mô-đun sản xuất trong nước và 15 ¢/W đối với mô-đun nhập khẩu.
Giá cao hơn và nguồn cung hạn chế có thể tác động tiêu cực đến lắp đặt các cơ sở sản xuất điện quang tại Hoa Kỳ, như đã xảy ra vào năm 2022, và dẫn đến tác động bất lợi đến việc làm và nguồn năng lượng tái tạo tại Hoa Kỳ.
Tóm lại, các rào cản chính sách thương mại hiện tại đã ngày càng mở rộng hơn và bao gồm các rào cản thuế quan, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, cộng thêm thuế chống lẩn tránh biện pháp PVTM, rủi ro giữ hàng trong thời gian điều tra và làm trầm trọng hơn tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đầu vào cho ngành sản xuất điện quan tại Hoa Kỳ. Do đó, để cân đối giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo, giảm giá năng lượng cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, các biện pháp thuế quan cần được điều tiết ở mức độ phù hợp trong tương lai.