- Trang chủ
- Cơ cấu tổ chức
-
Văn phòng
Văn phòng
1. Công tác tổ chức, cán bộ
a) Tham mưu trình Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động miễn nhiệm, kỷ luật, nâng ngạch tuyển dụng, nghỉ hưu theo chế độ, nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật;
b) Tham mưu Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục;
c) Tham mưu xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức của Cục và đơn vị trực thuộc; theo dõi quản lý cán bộ, công chức cơ quan;
d) Tham mưu thực hiện công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn viết kiểm điểm, kê khai tài sản hàng năm đối với cán bộ, công chức. Tham mưu nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo quy định và theo phân cấp;
đ) Tham mưu xây dựng tiêu chuẩn các chức danh trưởng, phó phòng thuộc Cục và các đơn vị trực thuộc Cục và tham mưu xây dựng Đề án để Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các phòng thuộc Cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
e) Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của Cục và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cơ quan và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
g) Chủ trì soạn thảo, xây dựng bổ sung nội quy, quy chế làm việc và các quy định khác có liên quan đến trách nhiệm của Cục, đôn đốc giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Luật cán bộ, công chức, viên chức, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nội quy, quy chế, Cơ quan ban hành;
h) Thực hiện công tác Đảng, đoàn của Cục.
2. Công tác lao động tiền lương
Thực hiện việc xem xét nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn; thực hiện chuyển ngạch, chuyển loại theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương; chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động theo Luật Lao động như: BHXH, BHYT, chế độ nghỉ phép, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thôi việc, nghỉ hưu trí,…
3. Công tác tổng hợp hành chính, quản trị
a) Tổng hợp xây dựng báo cáo định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm và các báo cáo đột xuất về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Cục;
b) Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy, quy chế, sử dụng tài sản công và mua sắm, quản lý tài sản, thiết bị, đảm bảo phương tiện vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của Cục;
c) Tham mưu triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương;
d) Tiếp nhận và trả hồ sơ cho cá nhân, tổ chức liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn mà Cục thụ lý giải quyết; thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ tháng, quý, năm, báo cáo tổng hợp theo quy định;
đ) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, kịp thời giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo;
e) Chuẩn bị các điều kiện làm việc, hội họp, học tập và lễ tân, tiếp khách của Cục, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, hợp tác quốc tế cho Cục;
g) Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy, chữa chạy của Cục;
h) Theo dõi và giúp Lãnh đạo Cục xây dựng và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác tuần, công tác tháng, quý, năm của Cục. Tổng hợp đôn đốc các đơn vị thuộc Cục thực hiện các văn bản chỉ đạo và kết luận của Lãnh đạo Bộ tại các buổi làm việc và giao ban.
4. Công tác văn thư, lưu trữ
a) Tiếp nhận, đăng ký và trình Cục trưởng xử lý văn bản đến, chuyển giao cho các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc thực hiện sau khi có ý kiến xử lý của Lãnh đạo Cục. Theo dõi việc xử lý văn bản đến của các đơn vị thuộc Cục;
b) Thực hiện công tác lưu trữ tài liệu, quản lý và phát hành văn bản đi, quản lý sử dụng con dấu của Cục theo quy định.
5. Công tác quản lý tài chính, tài sản
a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và tổng hợp dự toán thu chi ngân sách Cục trình Cục trưởng;
b) Tham mưu công tác phân bổ, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị, tổng hợp, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc về tài chính của các đơn vị thuộc Cục;
c) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của Cục theo quy định;
d) Thực hiện công tác kế toán của Cục;
đ) Kiểm tra báo cáo quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp của các đơn vị thuộc Cục; tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp hàng năm của Cục;
e) Góp ý các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế có liên quan đến lĩnh vực tài chính theo đề nghị của các cơ quan;
g) Tham gia ý kiến về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kế toán trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Cục theo quy định;
h) Chủ trì tham mưu, triển khai, báo cáo tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Cục theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về quản lý thu, chi ngân sách;
i) Thực hiện quản lý, công khai tài chính theo quy định;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.
-
Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp
Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp
a) Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Theo dõi, giám sát hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước;
c) Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp có dấu hiệu rõ ràng về hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước để Cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra;
d) Tổ chức thực hiện hoạt động điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật (bao gồm điều tra ban đầu, điều tra rà soát, điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp), trừ điều tra xác định thiệt hại;
đ) Rà soát và đề xuất Cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn, điều chỉnh mức thuế, chấm dứt trước thời hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá theo các quy định của pháp luật;
e) Xem xét, đánh giá các cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp để đề xuất Cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp cam kết;
g) Giám sát việc thực thi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam và đề xuất phương án xử lý các vướng mắc phát sinh để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý nhập khẩu và cam kết của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc tiếp tục điều tra hoặc quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các bên cam kết không thực hiện đúng theo cam kết;
i) Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
k) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị giải quyết khiếu nại liên quan đến việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
l) Kiến nghị Cục trưởng về việc trưng cầu giám định, sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết trong quá trình điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
m) Chủ trì, phối hợp với Phòng Pháp chế và các cơ quan liên quan trong việc xử lý tranh chấp do nước ngoài khiếu kiện Việt Nam ra WTO liên quan đến vụ việc Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
n) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thực hiện công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại;
o) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.
-
Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ
Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ
a) Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Theo dõi, giám sát hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu nhập khẩu quá mức gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước;
c) Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp có dấu hiệu rõ ràng về hàng hóa nước ngoài nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước để đề xuất Cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra;
d) Tổ chức thực hiện hoạt động điều tra vụ việc tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật (bao gồm điều tra ban đầu, điều tra rà soát, điều tra lẩn tránh biện pháp tự vệ);
đ) Chủ trì, phối hợp với Phòng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp điều tra thiệt hại trong các cuộc điều tra, rà soát vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp;
e) Rà soát, đề xuất Cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn, điều chỉnh biện pháp tự vệ, chấm dứt trước thời hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ theo các quy định của pháp luật;
g) Giám sát việc thực thi biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, bao gồm cả các biện pháp quản lý nhập khẩu và đề xuất phương án xử lý các vướng mắc phát sinh để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị giải quyết khiếu nại liên quan đến việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ;
k) Kiến nghị Cục trưởng về việc trưng cầu giám định, sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết trong quá trình điều tra vụ việc tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
l) Chủ trì, phối hợp với Phòng Pháp chế và các cơ quan liên quan trong việc xử lý tranh chấp do nước ngoài khiếu kiện Việt Nam ra WTO liên quan đến vụ việc Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
m) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thực hiện công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại;
n) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.
-
Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài
Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm điều tra ban đầu, điều tra rà soát, điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại...)
b) Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài;
d) Phối hợp với Trung tâm Thông tin và cảnh báo vận hành, phát triển hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài;
đ) Chủ trì, phối hợp với Phòng Pháp chế và các cơ quan liên quan trong việc xử lý các tranh chấp tại WTO liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong các vụ việc Việt Nam là nguyên đơn hoặc các tranh chấp mà Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba;
e) Chủ trì, phối hợp với Phòng điều tra thiệt hại và tự vệ chuẩn bị hồ sơ áp dụng biện pháp trả đũa đối với biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
g) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thực hiện công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại;
h) Nghiên cứu, đánh giá, báo cáo Lãnh đạo Cục những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của nước ngoài có khả năng tác động tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam;
i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.
-
Phòng Pháp chế
Phòng Pháp chế
1. Công tác xây dựng chính sách, quy định chung về Phòng vệ thương mại và quản lý nhà nước bằng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Cục trưởng trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật được Cục trưởng giao;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, cơ quan liên quan tham gia đàm phán các nội dung liên quan đến lĩnh vực Phòng vệ thương mại trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO);
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, cơ quan liên quan thực hiện công tác đàm phán các nội dung liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại trong các hiệp định song phương và đa phương với các đối tác thương mại;
đ) Phát hiện, đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về Phòng vệ thương mại;
e) Tham gia ý kiến và thẩm định về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Cục soạn thảo;
g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục xây dựng báo cáo hàng năm của Cục về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; báo cáo theo yêu cầu về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương trong lĩnh vực Phòng vệ thương mại;
h) Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan giúp Cục trưởng thực hiện công tác tham mưu các vấn đề pháp lý về Phòng vệ thương mại;
2. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch trình Cục trưởng phê duyệt;
b) Phối hợp với các đơn vị trong Cục tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc trách nhiệm của Cục; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các đơn vị thuộc Cục;
c) Phối hợp với các đơn vị trong Cục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của Cục trưởng;
d) Tham mưu việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trình Cục trưởng;
3. Các công việc khác
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, các cơ quan có liên quan thực hiện công việc về vấn đề nền kinh tế thị trường;
b) Đầu mối tổng hợp và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục tham gia các cuộc họp của các Ủy ban hỗn hợp; Ủy ban Liên chính phủ và các ủy ban khác có liên quan đến lĩnh vực Phòng vệ thương mại;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, cơ quan liên quan thực hiện việc thông báo tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi của Việt Nam về chống bán phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, cơ quan liên quan thực hiện việc thông báo định kỳ tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;
đ) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục, cơ quan liên quan trong việc xử lý các tranh chấp tại WTO liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà Việt Nam là nguyên đơn hoặc các tranh chấp mà Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba;
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong lĩnh vực Phòng vệ thương mại và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.
-
Trung tâm Thông tin và Cảnh báo
Trung tâm Thông tin và Cảnh báo